Blogroll

Friday, April 11, 2014

Những vị Bồ Tát khai sáng Tịnh Độ (Phần 1) - Long Thọ Bồ Tát - NGÀI LONG THỌ VÀ TÊN KẺ TRỘM

NGÀI LONG THỌ VÀ TÊN KẺ TRỘM
(NAGARJUNA VÀ TÊN KẺ TRỘM)




Một thầy vĩ đại, Nagarjuna, luận sư của các luận sư, được một kẻ trộm lớn thăm hỏi... Kẻ trộm này đã nổi tiếng khắp vương quốc và anh ta cũng láu lỉnh, thông minh tới mức anh ta chưa bao giờ bị bắt cả. Mọi người đều biết - anh ta thậm chí đã từng đánh cắp từ kho báu của nhà vua, nhiều lần rồi - nhưng người ta không thể nào bắt được anh ta. Anh ta lảng tránh cực giỏi, một nghệ nhân bậc thầy.
Anh ta hỏi Nagarjuna, "Thầy có thể giúp được tôi không? Tôi có thể gạt bỏ được việc ăn trộm của mình không? Tôi cũng có thể trở nên im lặng và phúc lạc như thầy không?"
Nagarjuna là một vị Đạo sư vĩ đại nhất mà phương Đông đã từng sinh thành ra. Ngài thường sống trần, chỉ với một bình bát ăn xin, bình bát ăn xin bằng gỗ, nhưng các vua tôn thờ Ngài, kể cả các hoàng hậu cũng trọng vọng Ngài.
Ngài tới kinh đô và hoàng hậu thỉnh vào cung để chạm chân và cúi lạy: "Con cảm thấy rất bị xúc phạm bởi bình bát gỗ của Ngài. Ngài là thầy của các đạo sư; hàng trăm vua và hoàng hậu đều là tín đồ của Ngài. Con đã chuẩn bị một bình bát vàng cho thầy, được nạm bằng kim cương đẹp, dát ngọc lục bảo. Xin đừng từ chối - điều đó sẽ làm thương tổn, và làm con đau lòng. Trong ba năm các nghệ sĩ lớn đã chạm trổ nên cái bình bát ấy, bây giờ con sẵn sàng dâng cúng lên Ngài."
Bà ấy sợ rằng Nagarjuna nói, "Ta không thể chạm vào vàng được, ta đã từ bỏ thế giới này."
Nhưng Nagarjuna đã không nói như thế mà nói, "Được rồi! Hoàng hậu có thể giữ bình bát gỗ của ta, đưa cho ta bình bát vàng."
Ngay cả hoàng hậu cũng bị bất ngờ vì cứ nghĩ rằng Nagarjuna sẽ nói, "Ta không thể chấp nhận nó được." Bà ấy muốn Ngài chấp nhận nó, nhưng dầu vậy, sâu trong vô thức bà ấy đã quan niệm như truyền thống Ấn Độ cổ rằng: người đã thức tỉnh phải sống trong nghèo khó - cứ dường như không tiện nghi và nghèo khó vốn mang đặc chất tâm linh! Thật ra, chẳng có gì tâm linh trong đó cả.
Nagarjuna nói đồng ý nhận. Ngài thậm chí không nhìn chiếc bình bát vàng, cầm lấy và lặng lẽ bỏ đi.
Tên trộm thấy Nagarjuna đi ra khỏi kinh đô.
Ngài trở về ngôi đền mục nát bên bờ sông.
Tên trộm nói, "Một vật quí giá thế mình chưa bao giờ thấy - bao nhiêu là kim cương, bao nhiêu là ngọc lục bảo, bao nhiêu là vàng. Mình đã thấy nhiều thứ đẹp trong đời mình nhưng chưa bao giờ thấy thứ nào như thế, và làm sao người trần trụi này giữ nó được, và làm sao ông ta bảo vệ nó được? Bất kì ai cũng sẽ có khả năng cướp đoạt, vậy sao không phải mình?"
Tên trộm đi theo Nagarjuna.
Nagarjuna nghe thấy tiếng bước chân anh ta, Ngài biết ai đó đang tới sau mình.
Nagarjuna về tới ngôi đền đổ nát, không mái, không cửa; chỉ vài bức tường còn lại. Và Ngài đi vào bên trong.
Tên trộm nghĩ, "Làm sao ông ta bảo vệ được thứ quí giá thế? Vấn đề chỉ là vài giờ thôi." Anh ta ngồi rình bên ngoài cửa sổ, ẩn đằng sau bức tường.
Nagarjuna ném chiếc bình bát ra ngoài cửa sổ.
Tên trộm rất đỗi phân vân. Chiếc bình bát rơi ngay gần chân anh ta. "Người này làm gì thế nhỉ?" Anh ta không thể tin được vào mắt mình, bất ngờ cũng bị sốc. Anh ta đứng dậy - cho dù anh ta là kẻ trộm, anh ta là kẻ trộm bậc thầy và anh ta cũng có nhân phẩm nào đó. Anh ta ngỏ lời cám ơn.
- "Thưa ngài, tôi phải bày tỏ lòng biết ơn của mình. Nhưng Ngài là người hiếm hoi - ném đồ quí giá thế đi cứ như nó chẳng là gì cả. Tôi có thể vào và chạm chân thầy được không?"
Nagarjuna nói, "Vào đi! Thực ra ta đã ném bình bát để cho ông có thể vào gặp ta."
Tên trộm không thể nào hiểu nổi. Anh ta bước vào, nhìn Nagarjuna - im lặng, an bình, phúc lạc của Ngài - anh ta bị tràn ngập.
- "Tôi cảm thấy ghen tị với thầy. Tôi chưa bao giờ bắt gặp người như thầy. So với thầy, tất cả những người khác đều là ngợm. Thầy hoà hợp làm sao! Đã giải thoát thế giới này làm sao! Liệu có khả năng nào cho tôi nữa, một ngày nào đó cũng đạt tới sự hoà hợp như vậy, trí tuệ, từ bi như vậy và không gắn bó vào mọi sự như vậy không?"
Nagarjuna nói, "Ngươi có thể làm được. Đó là tiềm năng của mọi người."
Nhưng kẻ trộm nói, "Đợi đã! Để tôi kể cho thầy một điều. Nhiều lần tôi đã tới nhiều thánh nhân và họ tất cả đều biết tôi và họ nói, 'Đầu tiên anh chấm dứt cái nghề ăn trộm này, thế thì có thể làm bất kì cái gì. Nếu không bỏ nghề ăn trộm anh không thể trưởng thành về tâm linh được!
Cho nên xin Thầy đừng ra điều kiện đó bởi vì tôi không thể bỏ nghề ăn trộm được. Tôi đã thử và tôi đã thất bại nhiều lần rồi. Dường như đó là bản tính của tôi - tôi phải tiếp tục ăn trộm, cho nên đừng nhắc tới điều đó. Để tôi nói trước cho ông để ông không làm điều đó làm điều kiện."
Nagarjuna nói, "Đơn giản chỉ ra anh chưa bao giờ gặp thánh nhân thật sự. Những người đó tất cả đều phải đã là cựu kẻ trộm; bằng không sao họ phải lo nghĩ về việc ăn trộm của anh? Cứ ăn trộm đi và làm mọi thứ thật thiện nghệ nhất có thể được. Làm bậc thầy về bất kì nghệ thuật nào cũng đều tốt."
Tên trộm thậm chí còn bị choáng hơn:
"Đây là loại người gì thế nhỉ? Thế thì thầy gợi ý cái gì? Cái gì đúng, cái gì sai?"
Ông ấy nói:
"Ta không nói cái gì là đúng hay cái gì là sai. Hãy làm một điều: nếu ông muốn ăn trộm, thì cứ ăn trộm đi - nhưng ăn trộm một cách có ý thức vào. Tối nay đi đi, vào nhà một cách rất tỉnh táo, mở cửa, mở khoá, nhưng rất có ý thức. Và thế rồi nếu ông có thể lấy trộm được, thì lấy trộm, nhưng vẫn còn ý thức. Và tường trình lại cho ta sau bẩy ngày."
Sau bẩy ngày tên trộm tới, cúi mình, chạm chân Nagarjuna và nói:
"Bây giờ xin điểm đạo cho tôi vào Đạo tràng tu tập."
Nagarjuna nói, "Sao thế? Về việc ăn trộm của ông thì sao?"
Anh ta nói, "Thầy bợm lắm! Tôi đã thử hết cách rồi: nếu tôi ý thức, tôi không thể ăn trộm được. Tôi chỉ ăn trộm khi tôi vô ý thức và sống theo bản năng. Tôi chỉ có thể ăn trộm khi tôi vô ý thức.
Khi tôi ý thức thì tôi thấy rằng: toàn thể sự việc thế gian dường như ngu xuẩn thế, vô nghĩa thế. Tôi đang làm gì? Để làm gì? Ngày mai tôi có thể chết. Và sao tôi cứ tích luỹ của cải? Tôi có nhiều hơn tôi cần; thậm chí nhiều thế hệ cũng vẫn đủ. Việc ăn trộm có vẻ vô nghĩa tới mức tôi phải chấm dứt ngay lập tức.
Trong bẩy ngày tôi đã đi vào trong nhiều nhà và bước ra với tay trống rỗng. Và việc có ý thức tuyệt diệu thế. Tôi đã nếm trải nó lần đầu tiên, và đó chỉ là một nếm trải nhỏ - bây giờ tôi có thể hiểu được rằng, thầy tận hưởng nhiều thế nào, tâm hồn thầy phải mở hội nhiều thế nào. Bây giờ tôi biết rằng thầy là vua thực - trần trụi đấy, nhưng thầy là vua thực. Bây giờ tôi biết rằng thầy có vàng thực và lâu nay chúng tôi đang chơi với vàng giả."
Tên trộm trở thành đệ tử của Nagarjuna và về sau đã giác ngộ tức là đạt tới phật tính viên mãn.

OSHO kể

No comments:

Post a Comment