ĐÀM
LOAN TỔ SƯ
Đàm Loan pháp sư sinh trưởng ở Nhạn Môn, (huyện Đại, tỉnh
Sơn Tây), Thời trai trẻ, vì nhà của Sư ở gần núi Ngũ Đài, thường được nghe
những chuyện thần tích linh dị về chư Phật, Bồ-tát. Năm 10 tuổi, nhân một
chuyến rong chơi, phiêu lưu tới Ngũ Đài sơn, thấy khói sương lãng đãng cùng
những dấu vết kỳ bí, khác thường, ngài liền phát tâm xuất gia.
Về sau, trong khi đọc kinh
Đại Tập, thấy văn nghĩa nhiệm mầu sâu xa, Đàm Loan pháp sư tình nguyện chú giải
rộng ra cho mọi người đều có thể thông hiểu. Nhưng, công việc mới được nửa
chừng bỗng phát bịnh nặng phải thay thầy đổi thuốc nhiều phen. Một hôm, Sư chợt
thấy cửa trời rộng mở, bệnh tự nhiên thuyên giảm, liền phát khởi ý tưởng đi tìm
phương pháp trường sanh bất tử. Ngài than thở rằng:
“Mạng người rất mong manh,
cơn vô thường khó định. Ta nghe bậc thần tiên có phép tu trường sanh bất lão.
Có lẽ trước hết nên cầu học phép ấy cho thân thể mạnh khỏe sống lâu, rồì sau mới
tu hành theo Phật, e hợp lý hơn chăng?”
Suy nghĩ như thế rồi, ngài
qua Giang Nam tìm các nhà đạo gia tiên
thuật như đạo sỹ Đào Hoằng Cảnh ở núi Cú
Dung mà khẩn cầu truyền thụ những bí quyết về tiên thuật. Vị ấy trao cho một bộ
Tiên Kinh gồm mười quyển. Ngài sung sướng mang trở về.
Dè đâu, nhân duyên hi hữu,
chắc hẳn do gieo trồng nhiều căn lành từ lắm kiếp lâu xa, vừa đến Lạc Dương thì
gặp ngay ngài Tam Tạng Pháp sư Bồ Đề Lưu Chi, liền đem ưu tư của mình ra chất
vấn: ”Trong đạo Phật có pháp trường sanh bất lão như Tiên Kinh này
chăng?”.
Ngài Bồ Đề Lưu Chi cười
rằng:
- ”Ở cái xứ xa xôi hẻo lánh này,
vừa kém văn hóa vừa thiếu phước báo tâm linh, thì làm gì có được pháp trường
sanh bất tử? Mười quyển Tiên Kinh mà ông mang theo, nếu liều mình tu tập cũng
chỉ đem lại hiệu năng kéo dài mạng sống dựa trên tấm thân máu mủ tanh hôi này,
tạm thời chưa chết chứ làm gì nói tới chuyện trường sanh? Nhưng đến khi quả báo
của loài Tiên chấm dứt, nghiệp lực đời trước hiện ra, kết cuộc vẫn bị trôi lăn
trong sáu nẻo luân hồi. Như vậy, có chi gọi là quý báu đâu?
Luận về trường sanh bất tử, nói thật, duy chỉ Phật pháp mới đảm đương
nổi”.
Nói
xong, ngài Lưu Chi lấy trong đãy ra một cuốn kinh Quán Vô Lượng Thọ Kinh (Thập
Lục Quán Kinh - kinh chỉ dạy 16 phép quán tưởng Phật A Di Đà và cõi Cực Lạc)
trao cho Đàm Loan, và bảo:
- “Tu học theo đây, thì
không còn luân chuyển trong sáu đường, thoát ly hẳn ba cõi. Sự vinh hư thành
bại, đường họa phước xuống lên, cũng không còn ràng buộc được. Nói về thọ
lượng, thì số kiếp như cát sông Hằng chẳng thể sánh ví bằng. Đây mới đích thật
là phép trường sanh của đấng Đại Giác Kim Tiên chúng ta vậy.
Ngài Đàm Loan mừng rỡ vô
cùng, tiếp nhận và cảm tạ. Sau khi đọc đi đọc lại lắm lần, cùng so sánh kỹ hai
pho sách, Pháp sư liền đốt bỏ Tiên kinh, chuyên tu theo Quán kinh.
Từ đó ngài thấu triệt được ý
nghĩa sâu xa, uyên áo của pháp môn Niệm Phật, đem Thập Lục Quán Kinh ra dạy bảo
và phổ biến cho hàng đệ tử xuất gia cũng như tại gia. Lại soạn văn lễ Tịnh Độ nối tiếp kệ văn của
tổ sư Long Thọ, và sáng tác bộ Vãng Sanh Luận Chú (chú thích bộ luận Vãng Sanh) để lưu truyền trong nhân gian.
Hoàng Đế nhà Ngụy là vua
Hiếu Tịnh rất mến trọng, thỉnh Ngài tới hoàng cung, ban tặng pháp hiệu là Thần
Loan.
No comments:
Post a Comment