4. Thiền tông với Kinh điển Đại thừa
Một số kinh
điển đại thừa được một số chư tổ và các vị thiền sư nổi tiếng sử dụng như một
trong những yếu chỉ của tông pháp, kim chỉ nam cho con đường tu chứng qua thiền
định. Sau đây là bốn bộ Kinh được giới thiền tông truyền tụng: Kinh Lăng Già,
King Lăng Nghiêm, Kinh Kim Cang và Kinh Pháp Hoa. Kinh Lăng Già được xem như là
Kinh truyền tâm ấn của các chư tổ thiền Tông: Tổ Bồ-đề-đạt-ma sau khi truyền y
bát cho Tổ Huệ Khả, Ngài còn trao cho bốn quyển kinh Lăng-già để làm tâm ấn.
Cho nên Kinh Lăng-già trong nhà Thiền được coi là một bộ kinh để tâm ấn. Trong
bốn bộ kinh này, Kinh Lăng-già, Kinh Lăng nghiêm và Kinh Pháp Hoa cũng đều đề
cập đến Pháp tu Niệm Phật Tam Muội hoặc cõi Tây Phương Cực Lạc của Đức Phật A
Di Đà.Trong Kinh Lăng Nghiêm chương năm, 25 vị bồ Tát tự giải cách tu chứng vào
càn tuệ địa, Bồ Tát Đại Thế Chí (niệm Phật viên thông) nói, ‘Chỗ bản nhân của
con lấy niệm Phật tâm chứng Vô-sinh-nhẫn. Nay ở cõi này nhiếp người niệm Phật
về Cõi Tịnh Độ.” (trang 313) Trong khi đó trong Kinh Pháp Hoa ở phẩm 23 (Dược
Vương Bồ Tát Bản Sự) Ðức Phật Thích Ca đã đề cập đến cõi Cực Lạc "Sau khi Như Lai diệt độ, năm trăm năm
sau, nếu có người nữ nghe kinh điển này, đúng như lời mà tu hành, thời khi ở
đây chết liền qua cõi An Lạc, chỗ trụ xứ của đức A Di Ðà Phật cùng chúng Bồ Tát
vây quanh, mà sinh trên toà báu trong hoa sen."
5. Nhân vật thời đại và pháp môn niệm
phật
Những chủ
thuyết xiển dương pháp môn niệm Phật đều do bởi những thánh nhân kiệt xuất mà
hàng Thanh Văn không thể sánh kịp. Quyển luận , “Quê Hương Cực Lạc” luận về
thân thế và đạo nghiệp của Bồ Tát và Chư Thánh tăng cho thấy kiến thức vô song
của các ngài về Phật học và nhiều lãnh vực khác. Chẳng hạn như Ngài Long Thọ,
Ngài Mã Minh, Ngài Pháp Nhiên Thượng Nhân vv là những bậc thánh thấu rõ kinh
tạng, trí huệ như hải.
5.1Bồ Tát Long
Thọ là người học thức uyên thâm, thông đạt kinh sách Phật giáo lẫn những tôn
giáo khác vì thế ngài một thân làm Tổ Sư của tám tông Phật Giáo (cũng là tổ 14
của thiền tông), mà vẫn phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ và xiển dương pháp môn
Niệm Phật.
5.2Ngài Mã Minh
Đại Sĩ, tổ sư 12 thiền tông cũng là người xiển dương pháp môn niệm Phật xác
quyết: “Chuyên tâm niệm Phật là phương tiện siêu thắng của Như Lai”. Ngài Mã Minh không chỉ là một đại diễn
giả đầu tiên về giáo nghĩa và triết lý Đại thừa, thuộc vào hạng các nhà tư
tưởng tiên phong sâu sắc, có nhiều đóng góp cho lịch sử phát triển tư tưởng
Phật giáo, mà còn là là một nhà thơ lớn, một nhà biện tại vô ngại, một tác gia
lớn và là một nhạc sĩ. Phần lớn các học giả Phật giáo phương Tây biết đến ngài
Mã Minh qua trường ca “Phật Sở Hành Tán” S. Buddha-carita-kāvya), thi phẩm nổi
tiếng về cuộc đời đức Phật, được viết bằng thơ Sanskrit. Với thiên tài thi ca
(poetical genius) Sanskrit vô tiền khoáng hậu của ngài Mã Minh đã góp phần đưa
văn học Sanskrit Phật giáo đến đỉnh cao văn chương và triết lý.
5.3Ngài Pháp
Nhiên Thượng Nhân khai tổ Tịnh Độ Tông Nhật bản. Ngài nghiên cứu tường tận
về mọi tông phái Phật giáo và đọc khắp bách gia của cả Trung Hoa lẫn Nhật Bản.
Ngài từng nói rằng: “Bất cứ kinh điển hay sách vở gì, hễ tôi đọc qua vài lần là
tự nhiên thấu triệt, không cần phải suy nghĩ”. Bởi thế, Ngài tinh thông mọi
Tông pháp mà không cần phải học với ai cả. Ngài duyệt đọc Đại Tạng cả thảy 5
lần và được đương thời tôn xưng là Trí Huệ Đệ Nhất. Không những thế, ngài chứng
nghiệm và thông tuệ một số tông pháo khác như thiên thai tông (tu thiền, được
Tổ Hoàng Viên có ý trao truyền tổ vị cho ngài nhưng ngài từ chối), mật tông
trước khi nhập thất chuyên tu Tịnh độ, niệm Phật vãng sanh.
5.4Trí Giả Tổ
Thiên Thai Tông; Hoằng Nhứt Tổ Sư Luật Tông và nhiều thánh tăng khác đều có trí
tuệ vô tiền khoáng hậu đều cầu cầu vãng sanh Cực Lạc.
6. Đối tượng giáo hóa của Đức Phật
Bổn sư Thích Ca
Mâu Ni Phật, sau khi đắc đạo quả cao thượng Chánh đẳng, Chánh giác, đã trải qua
hơn 49 năm hoằng dương Phật pháp trên khắp đất nước Ấn độ, cứu độ chúng
sinh thoát khỏi sinh tử luân hồi. Đạo Phật là đạo trí tuệ, từ bi và bình
đẳng, không phân biệt cao thấp hay giàu nghèo. Vì thế, đối tượng giáo hóa của
Như Lai gồm đủ thành phần trong xã hội từ tầng lớp quí tộc cho đến những con
người bần cùng nhất, từ người hiền lành cho đến kẻ xấu ác. Chung quy lại, những
người theo Đạo giải thoát của Như Lai gồm người tu xuất gia và người tu tại
gia. Người tu xuất gia là những người ở trong tăng đoàn theo chân Bổn sư học
đạo. Đa số họ được Đức Phật truyền pháp tu thiền, trì giới để đạt đạo quả.
Trong khi đó những người khác, chẳng hạn như hoàng hậu Vi Đề Hy, không theo
tăng đoàn thì làm sao có thời gian để tu thiền, trì giới như các đệ tử của Đức
Phật.
Hơn nữa, những
người như hoàng hậu Vi Đề Hy chiếm số lượng vượt trội hơn nhiều so với các tỳ
kheo trong tăng đoàn của Đức Phật. Vấn đề có thể đặt ra ở đây là nếu đối
tượng cứu độ chúng sinh của Đức Phật chỉ bó hẹp trong tăng đoàn, hay những cư
sĩ tại gia có duyên tu theo Tứ Diệu Đế như các vị tỳ kheo của Như Lai thì không đúng với mục đích cao thượng
của Thế Tôn, cứu độ chúng sanh và cũng không thể gọi đạo phật là đạo từ bi,
bình đẳng được.
Vì
sao, nhục thân của các vị tỳ-kheo, đệ tử của Đức Phật được nuôi dưỡng từ
những phần thức ăn của đại chúng trong khi đó, bản thân Đức Phật là do cha mẹ
của ngài mang nặng đẻ đau và nuôi dưỡng. Vì thế trước tiên để trả hiếu cho cha
mẹ, Đức Phật dùng phương tiện gì để độ? Đối với Tịnh Phạn, Vua cha của Đức Phật
và những người thuộc họ Thích, theo kinh, Thế Tôn giảng pháp môn niệm thánh
hiệu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT cầu vãng sanh Tây Phương Cực lạc. Hoặc đối với Hoàng
hậu Vi Đề Hy và Vua Tần Bà Sa La, những người đầu tiền cúng dường cho Đức Phật
và tăng đoàn khu vườn Trúc Lâm để Tịnh tu, Đức Phật giảng pháp quán cõi cực
Lạc, hoặc quán tưởng Phật A DI ĐÀ cầu vãng sanh về nước của Ngài vv. Nói một
cách khác, đối tượng giáo hóa của đức Phật là toàn thể chúng sinh.
7. Niệm Phật vãng sanh lưu xá lợi
Xá lợi có thể
được xem như là bằng chứng nữa cho thấy công phu niệm Phật của người niệm Phật
đã thành ‘quả’ vãng sanh Tây Phương Cực Lạc. Nhiều bằng chứng niệm Phật lưu xá
lợi có thể tìm thấy trong quyển “Niệm Phật lưu xá lợi của Cư Sĩ Tịnh Hải. Gần
đây nhất, chính Cư Sĩ Tịnh Hải đã để lại hàng ngàn viên xá lợi ngay sau lễ trà
tỳ vào sáng thứ Hai, 01 tháng 03 năm 2010 tại nhà quàn Peek Family Home phòng
số 2 - địa chỉ 7800 Bolsa Ave, Westminster (714) 893-3525, dưới sự chứng minh của thượng tọa
Thích Thiện Long, chùa Phật Tổ ở Long Beach.
8. Hợp thời
Kinh Đại Tập
dạy: "Đời mạt pháp ức ức người tu hành hiếm có một người đắc đạo. Chỉ có
nương vào niệm Phật mới thoát khỏi sanh tử".
Đúng vậy, Đức
Thế Tôn nhập Niết Bàn nay đã hơn hai ngàn năm trăm năm mươi lăm bốn (2554). Như
vậy, hiện chúng ta đang ở thời mạt pháp, mà càng đi sâu vào thời mạt pháp thì
đức trí chúng sanh càng hạ liệt.
9. Vì đại chúng
Theo Pháp môn
Tịnh độ, chúng ta phải ‘thực hành bồ tát đạo’, tự độ, độ tha. Tâm lượng bao
trùm khắp pháp giới. Niệm phật tri ân, niệm phật giải oán, niệm phật để giải
thoát mình và chúng sanh, niệm phật để thân tâm an lạc, gia đình hạnh phúc, xã
hội bình an vv.
Tâm
Tịnh Cẩn Soạn
No comments:
Post a Comment