PHÁP NHIÊN THƯỢNG NHÂN
tức Hônen Shonin (1133C- 1212)
Pháp
Nhiên Thượng Nhân là khai tổ của tông Tịnh-Độ Nhật-bản, Ngài sinh năm 1133.
Thân
phụ của Ngài là một vị quan coi sóc việc trị an vào thời đó, do đã quá tứ tuần
mà vẫn chưa có con nối dõi nên cha mẹ Ngài đã trai giới thanh tịnh rồi vào chùa
tụng kinh bảy ngày để xin Phật gia hộ. Đến đêm thứ bảy, trong lúc nửa tỉnh nửa
mê, mẹ ngài mộng thấy một vị Lão Tăng đưa cho bà một con dao dùng để cạo đầu
người xuất gia, bảo bà nuốt. Sau đó, bà hoài thai, thân phụ Ngài đoán rằng sẽ
bà sẽ cho chào đời một cậu con trai, sau
này xuất gia sẽ là một vị đại sư xuất
chúng, lỗi lạc.
Từ
khi mang thai Ngài, thân tâm của mẹ Ngài an lạc lạ thường, bà phát tâm ăn chay
trường và thâm tín tam bảo. Khi đản sinh Ngài có hai luồng hào quang ở trên
không chiếu xuống, tiếng chuông lảnh lót. Đầu Ngài vuông vức như có góc, mắt
hai tròng, tướng mạo phi phàm.
Năm
Ngài lên chín, phụ thân Ngài bị địch nhân sát hại, trước khi qua đời gọi Ngài
tới mà dạy rằng:
Này con, đây là ác nghiệp từ nhiều kiếp trước
của cha mà cha phải gánh trả, tuyệt đối không nên ôm hận báo thù! Nếu mang cái
tâm báo thù thì đời đời kiếp kiếp phải giết hại lẫn nhau không bao giờ dứt.
Mình biết đau thì người khác cũng biết đau. Ta biết quý mạng sống thì người
khác cũng biết quý mạng sống. Con đã được làm thân người, hãy cầu vãng sinh Cực
Lạc, lợi lạc bình đẳng cho mình và người.
Dặn
dò xong xuôi, cha Ngài lớn tiếng niệm Phật mà an ổn qua đời.
Năm
mười bốn tuổi, tuân theo di ngôn của thân phụ, Ngài xuất gia với Pháp sư Giác
Quán ở chùa Bồ-Đề tại quê nhà. Ngài huệ giải mẫn tiệp, pháp sư Giác Quán thấy
Ngài có tướng mạo đặc biệt, kỳ lạ, chẳng giống như những kẻ phàm phu, không nỡ
để Ngài bị mai một, nên đưa Ngài lên Tỷ Duệ Sơn, một tự viện nổi tiếng ở kinh
đô để theo học với pháp sư Nguyên Quang.
Đến
ở Tỷ Duệ Sơn không bao lâu thì pháp sư Nguyên Quang bảo rằng: Đây là tuấn mã,
không thể để uổng phí ở đây. Rồi đưa Ngài đến A-xà-lê Hoàng Viên một bậc đại sư
của tông Thiên Thai thời đó. Vừa mới thấy Ngài, tổ Hoàng Viên liền nói: Hồi hôm
ta nằm mộng thấy một vầng trăng tròn
chiếu vào chùa, phải chăng đây là điềm lành báo trước?
Rồi
thu nhận Ngài làm đệ tử, bấy giờ Ngài mới mười lăm tuổi.
Chưa
đầy ba năm sau, Ngài đã thấu triệt tất cả giáo nghĩa vi diệu bí mật của tông
phái Thiên Thai, tổ Hoàng Viên đã có ý trao truyền tổ vị cho Ngài, nhưng Ngài
không muốn bị ràng buộc bởi danh lợi, nên đã quyết tâm ra đi. Năm mười tám
tuổi, Ngài ẩn tu ở núi Hắc Cốc, tham học với Hòa Thượng Duệ Không, một bậc long
tượng của Mật Tông thời bấy giờ, thấy Ngài khí độ khác thường, dù rằng tuổi còn
nhỏ mà không cần phải chấp lễ, nên đặt pháp hiệu cho Ngài là Pháp Nhiên, nghĩa
là Pháp Vốn Như Vậy. Và pháp danh là Nguyên Không, lấy chữ Nguyên của đại sư
Nguyên Quang, và chữ Không của đại sư Duệ Không.
Tại
đây, Ngài đã được truyền thụ viên thừa đại giới. Không những thông tuệ, Ngài
còn rất hiếu học, tất cả Kinh Luật Luận
đều được Ngài duyệt đọc cẩn thận. Ngài còn nghiên cứu tường tận về mọi tông
phái, không những thế, Ngài còn đọc khắp sách vở thế gian, đủ mọi tác phẩm của
bách gia Trung Hoa lẫn Nhật Bản. Ngài từng nói rằng, bất cứ kinh điển hay sách
vở gì hễ Ngài đọc qua vài lần là tự nhiên thấu triệt, không cần phải suy nghĩ.
Bởi thế, Ngài tinh thông mọi tông phái, mà không cần phải học với ai cả. Ngài
duyệt đọc Đại Tạng Kinh cả thảy năm lần, được đương thời tôn xưng là trí huệ đệ
nhất. Về phương diện tu học, Ngài
cũng có rất nhiều kiến giải kỳ đặc và cảm ứng lạ lùng. Có lần Ngài nhập thất 21
ngày tu môn Pháp Hoa tam-muội, cảm đức Phổ Hiền cỡi voi trắng đến chứng minh,
thiên binh thần tướng hiện hình ủng hộ. Khi Ngài duyệt đọc kinh Hoa Nghiêm, lúc
nào cũng xuất hiện một con rắn nhỏ màu xanh nằm khoanh trên bàn, thị giả thấy
vậy lấy làm sợ hãi vội đem ra ngoài, khi trở vào lại thấy con rắn nằm yên như cũ.
Đêm ấy, chú thị giả mộng thấy một con rồng lớn đến bảo rằng: Tôi là Long-thần thủ hộ kinh Hoa Nghiêm, xin
đừng sợ hãi.
Mỗi
lần Ngài nhập thất tu chơn ngôn Mật Giáo là cảm ứng vô số điềm lành như liên
hoa, bảo châu… Có nhiều lần, Ngài đọc
kinh ban đêm, mà không cần đốt đèn, ánh sáng thường
phát ra từ trán của Ngài hoặc từ trong thất. Những điềm lành như vậy kể ra
không xiết.
Nhưng
dù vậy, Ngài vẫn còn băn khoăn, chưa thật sự an tâm. Trong Đại Tạng Kinh, Ngài
hâm mộ nhất là bộ Quán Kinh Sớ của tổ sư Thiện Đạo. Ngài đọc đi đọc lại nhiều
lần bỗng nhiên cảm ngộ được ý chỉ của Bản Nguyện đức A Di Đà. Ngài vô cùng hoan
hỉ chẳng khác gì đi trong đêm tối mà gặp được ngọn hải đăng sáng soi. Ngài bèn
từ bỏ tất cả pháp môn đã và đang tu, rồi nhập thất chuyên tu Tịnh-Độ, niệm Phật
vãng sanh.
Trong
thời gian nhập thất để chuyên ròng niệm Phật, Ngài mộng thấy Tổ sư Thiện Đạo
đến bảo rằng: “Tôi là Thiện Đạo đời
Đường, biết ông có thể hoằng dương pháp môn chuyên tu niệm Phật nên tôi đến
chứng minh. Từ nay ông có thể hoằng pháp khắp cả bốn phương”.
Năm
43 tuổi, Ngài rời Hắc Cốc đến trụ trì Đông Các Tự và khai sáng tông Tịnh-Độ.
Trước đó ở Trung-hoa và Nhật-bản, tuy có rất nhiều người niệm Phật và nghiên
cứu kinh điển Tịnh-Độ, nhưng chưa hề thành lập một tông Tịnh-Độ riêng biệt, từ
đây tông Tịnh-Độ xuất hiện và liên tục truyền thừa cho đến thời hiện đại ở Nhật
Bản. Đây là điểm thật đặc sắc, cần lưu
ý: Ở Trung Hoa chưa hề có tông Tịnh Độ và
dĩ nhiên không hề có sự kế thừa.
Các
đại sư hoằng dương Tịnh-Độ ở Trung Hoa đều có tính cách tự phát, và chỉ hoằng
truyền ở trong đời các Ngài mà thôi. Từ khi Ngài Pháp Nhiên khai sáng tông
Tịnh-Độ, những cảm ứng linh diệu cũng nhiều không thể tính đếm được. Xin thuật
lại đôi điều để tăng thêm lòng kính tín.
Đương
thời, tể tướng Đằng Nguyên rất ngưỡng mộ thượng nhân, có lần thỉnh Ngài vào
điện Nguyệt Luân để tham vấn về ý nghĩa của tông Tịnh Độ. Giảng xong, Ngài từ
biệt ra về.
Khi
đi đến cây cầu ở trước điện, bỗng thấy ông tể tướng quỳ lạy dưới đất không cầm
được nước mắt, giây lát quay lại hỏi các người tùy tùng rằng : vừa rồi các
ngươi có thấy trên đầu của thượng nhân phát hào quang, dưới chân có hoa sen đỡ
rời khỏi mặt đất, hình dáng giống như đức Đại Thế Chí hay chăng ? Có người
thấy, có người không. Từ đó cây cầu này được đặt tên là cầu Viên Quang.
Có
lần cử hành niệm Phật nhập thất 21 ngày ở chùa Linh Sơn, vào nửa đêm ngày thứ
năm, có vài người thấy đức Đại Thế Chí cùng với đại tướng kinh hành niệm Phật
nên vội phủ phục xuống mặt đất mà cung kính đảnh lễ. Giây lát hào quang chiếu
lên từ hình đức Đại Thế Chí biến thành hình dáng của thượng nhân. Do đó mới
biết Ngài là hóa thân của đức Đại Thế Chí.
Từ
khi thượng nhân sáng lập tông Tịnh-Độ thì cơ duyên hóa độ thịnh hành vô cùng.
Từ vua chúa, công khanh cho đến hàng dân dã đều quy ngưỡng Ngài. Và hẳn nhiên
cũng không ít người ganh ghét Ngài. Do lỗi lầm của đệ tử, Ngài bị vu cáo và bị
đi đày một thời gian ngắn, nhưng Ngài vẫn an nhiên dạy đạo cho bất cứ ai đến
tham vấn mà không hề phân biệt. Nhờ lần bị đi đày này mà nhiều người được cơ
duyên gặp Ngài và vâng theo lời dạy của Ngài mà niệm Phật rồi được vãng sanh.
Ngài
vãng sanh vào giữa trưa ngày 25 tháng 9 năm 1212 (lúc 80 tuổi).
Ngài
nói với đệ tử: “Tiền thân của thầy là một vị tăng Thanh-văn bên Thiên Trúc
thường tu hạnh đầu đà, nay đến chốn này học Thiên Thai Tông, sau hâm mộ Tịnh-Độ
Tông, hoằng dương niệm Phật”.
Đệ tử Thiếu Quán hỏi :
- ”Thưa Thầy, vị tăng Thanh Văn nào ?”
- Là Xá Lợi Phất!
Lại có đệ tử hỏi:
”Thầy nay có được vãng sanh
về cõi Cực Lạc không ạ?
Ngài đáp: “Thầy vốn là người
Cực Lạc, thì dĩ nhiên là phải về Cực Lạc chứ còn đi đâu nữa!”.
Các đệ tử có đúc tượng A Di
Đà và thỉnh Ngài chiêm ngưỡng. Ngài hỏi rằng:
”Các con có thấy đức A Di Đà ở trên hư không chăng? Từ hơn mười năm
nay, ta thường thấy đức A Di Đà cũng như cảnh giới trang nghiêm của Cực Lạc,
nhưng chưa hề nói với ai. Nay sắp lâm chung thì ngại gì mà không nói cho các
con hay biết”.
Vào ngày 22 tháng 9, (trước
khi lâm chung 3 ngày), các đệ tử thấy một người phụ nữ đến xin gặp riêng Ngài.
Hai vị nói chuyện rất lâu, đến khi bà ấy ra về, Thiếu Quán lấy làm kinh dị nên
lén đi theo một khoảng xa, đột nhiên thấy bà ấy biến mất.
Thiếu Quán hỏi Thượng Nhân, thì Ngài đáp :
- ”Bà ấy chính
là Vi-Đề-Hy phu nhân”.
Từ ngày 23 cho đến 25, Ngài
lớn tiếng niệm Phật cùng với đại chúng để kết duyên lần cuối. Đến giữa trưa
ngày 25 ngài đắp y tăng-già-lê, nằm nghiêng bên phải, đầu hướng về phía Tây,
tụng bài kệ :
Quang minh biến chiếu,
thập phương thế giới,
niệm Phật chúng sanh,
nhiếp thủ bất xả “.
Rồi Ngài an nhiên thị tịch,
thọ 80 tuổi, tăng lạp 66.
Trước khi Ngài thị tịch 5
ngày, mây ngũ sắc giống như tranh Phật che phủ khắp chùa khiến cho tất cả đại
chúng trông thấy đều cảm xúc, rưng rưng nước mắt. Mười sáu năm sau, đại chúng
mở tháp đá đựng di thể của Ngài ra, thấy toàn thân vẫn tươi tốt y như người còn
sống, dung mạo từ hòa. Cả đệ tử tăng tục hơn một ngàn người hộ tống di thể của
Ngài về Tây Giao làm lễ trà tỳ.
Trong
khi hành lễ, mây lành hiện ra, hương thơm phảng phất trên khắp các cây tùng.
Nên từ đó nơi này được gọi là Tử Vân Tùng, nay là chùa Quang Minh.
Tác
phẩm quan trọng nhất của Ngài là: ”Tuyển
Trạch Bổn Nguyện Niệm Phật Tập” sắp được chuyển dịch ra Việt-ngữ.
No comments:
Post a Comment