TÔI THEO
PHÁP MÔN
NIỆM PHẬT
Người phương Tây và dân
trí thức trong thời mạt pháp hầu như không tin pháp môn niệm phật cầu vãng sanh
Cực Lạc. Họ không tin vì hai lý do.
Thứ
nhất họ cho rằng Phật A DI ĐÀ và Tịnh độ Cực Lạc là huyền thuyết.
Thứ
hai là Kinh sách Đại Thừa Phật Giáo không đáng tin cậy vì thường hiểu lầm là
Đại thừa ra đời từ cuộc Tập Kết Kinh điển thứ thứ Tư, hơn 400 năm sau khi Đức
Phật nhập niết bàn, cách thời Phật Thích Ca quá xa khiến cho kinh sách đại thừa
có phần sai lệch và khó có thể kiểm chứng.
Sau
đây là những chân lý chứng minh kinh điển đại thừa Phật giáo và Pháp môn niệm
Phật nói riêng là hoàn toàn chân thực, không hư dối. Những chân lý này được
kiến giải một cách khách quan dựa trên những sự kiện lịch sử Phật giáo và những
lời thuyết giảngcủa Đức Phật ghi lại trong Kinh điển Đại thừa xảy ra đúng với
những sự kiện lịch sử sau thời Đức Phật và phù hợp với những thành tựu khoa học
ngày nay.
1. Đại thừa bắt đầu từ Đại tập kết kinh
điển lần 2
Theo Tiến
sỹ Nalinaksha Dutt trong quyển “Buddhist Sects In India” (Các Phái Phật Giáo ở
Ấn Độ), kỳ kết tập kinh điển lần 2 là khởi điểm của Phật giáo Đại thừa, khoảng
100 năm sau khi Đức Phật Thích Ca nhập niết bàn. Nalinaksha Dutt còn cho rằng
đại hội tập kết lần này không có chủ tọa mà mọi việc được thi hành bởi một ủy
ban bốn vị tỳ kheo thuộc các xứ miền đông và bốn vị miền tây cùng với sự tham
gia rộng rãi của các tỳ kheo (A La Hán và cũng như không A La Hán). Vì thế “Cuộc
Kết Tập Kinh Ðiển này là Ðại Kiết Tập (Mahasangiti), và đồng ý là sẽ chấp nhận
những quyết nghị của Cuộc Kết Tập Kinh Ðiển mở rộng này. Những người tham dự
Cuộc Kết Tập Kinh Ðiển mới này tin là những quyết nghị của họ sẽ phù hợp với
giáo lý của Ðức Phật”. (Dutt, 2003: ChươngII, trang 2).
Điểm đáng lưu ý
nữa là trong tám vị Tỳ Kheo này, theo Thiện Minh, có 6 vị là đệ tử của Ngài A
Nan Đà, là thị giả của Đức Phật và người đã nghe hết tất cả những bài pháp của
Như Lai khi còn sống và cũng là người có tầm quan trọng trong kỳ tập kết kinh
điển lần thứ nhất. Có thể suy luận từ đây là Phật Giáo Đại Thừa ra đời trong kỳ
tập kết kinh điển lần hai có sự tham gia trực tiếp của các đệ tử của Ngài A Nan
Đà, những tỳ kheo chịu sự giáo huấn của Ngài A Nan Đà vì thế kinh điển của Phật
Giáo Đại Thừa là đáng tin cậy.
2. Chân lý khoa học hiện đại và Kinh điển
đại thừa
Phật giáo là
khoa học. Chân lý này đã được minh chứng qua những thành tựu khoa học
trong nhưng thế kỷ gần đây. Có khá nhiều bài viết về sự tương đồng của khoa học
ngày nay với Phật giáo từ y khoa, vật lý, cho đến toán học có thể giúp bạn đọc
hiểu rõ về vấn đề này. Chẳng hạn, ‘Đạo Phật là Siêu Khoa Học’ của Minh Giác
Nguyễn Học Tài, ‘Tích hợp Vật lý và Phật học’ của Giáo sư Tiến sỹ Cao Chi, hoặc
“Luân hồi tái sinh có thể hiểu được’ do Giáo sư tiến sỹ vật lý Trịnh Xuân Thuận
viết vv. Để ý kỹ chúng ta thấy những dẫn chứng chứng minh Phật học là khoa học
đa số trích từ kinh điển đại thừa.Sau đây vài ví dụ đơn giản dễ hiểu cho thấy
sự tương đồng của khoa học và Phật giáo đại thừa
2.1Trong
Kinh Báo Hiếu, Đức Phật dạy bảo A Nan nên
biết;
“Xương nữ nam phân biệt rõ ràng
Đàn ông xương trắng nặng hoằng
Đàn bà xương nhẹ đen thâm dễ nhìn
Ngươi có biết cớ chi đen nhẹ?
Bởi đàn bà sinh đẻ mà ra
Sanh con ba đấu huyết ra
Tám hộc bốn đấu sữa hòa nuôi con…”
Thật đúng vậy,
theo y học ngày nay, tỷ trọng (density) xương đàn bà 30% ít hơn xương của đàn
ông. Ở mổi thập niên cơ thể của người đàn bà đều trải qua một giai đọan mới:
người thiếu nữ ở tuổi dạy-thì khác hẳn với lúc họ vào lứa 20, 30 thời kỳ sinh
sãn, hoặc 40, 50, nhằm thời kỳ mãn kinh, v.v... Tỷ trọng của xương đạt tới mức
tối đa khi người thiếu nữ vào độ 30 tuổi và dần dần xương bị loãng đi theo ngày
tháng. Đến lúc 65 - 75 tuổi thì tỷ trọng xương đã giảm mất 35% đến 50%.
2.2Trong
kinh Hán tạng (Đại thừa Kinh) có câu
"Phật quán
nhất bát thủy, bát vạn tứ thiên trùng" Nghĩa là Phật nhìn trong bát nước
thấy tám muôn ngàn (84000) vi trùng.
"Nhơn thân
chi nội hữu vô số vi trùng tại trung nhi trú"nghĩa là Phật nhìn thấy trong
thân người có vô số vi trùng đang trú ẩn bên trong.
Ngày nay nhờ
kính hiển vi và các thiết bị y khoa hiện đại, các nhà khoa học thấy có nhiều vi
trùng ở trong nước và cơ thể con người.
3. Chân ngôn của Như Lai và sự kiện lịch
sử Phật giáo
Một bằng chứng
nữa cho thấy những sự kiện lịch sử phật học xảy ra đúng với lời Đức Phật dạy
(tiên tri) trong Kinh điển đại thừa.
3.1Pháp môn
niệm Phật ‘dành cho chúng sanh’ ở thời kỳ Chánh Pháp cuối cùng, 1000 năm sau
khi Như Lai nhập diệt.
Trong Kinh Niệm
Phật Ba la Mật, Cư sĩ Diệu Nguyệt vì chúng sanh tội khổ ở thời kỳ chánh pháp
cuối cùng cũng như các bậc trưởng giả, cư sĩ, Bà-la-môn vv tại thành Vương Xá
lúc bấy giờ thỉnh cầu Đức Thế Tôn chỉ dạy Pháp môn niệm Phật để cứu vớt chúng
sanh thoát khỏi sinh tử luân hồi.
“Sau khi Như Lai diệt độ khoảng một ngàn năm
trở đi, đó là thời kỳ
Chánh pháp cuối cùng, các kinh điển dần dần ẩn mất, chúng sanh căn cơ hạ
liệt, ám độn, ngã chấp sâu dày, tâm tưởng thô trệ, tà kiến lan tràn, say sưa
làm các nghiệp ác để tự vui.Do đó tự nhiên chiêu cảm động đất, đói kém, tật
dịch, binh đao, bão lụt, mất mùa, gió bão, thời tiết viêm nhiệt bức não. Thánh
nhân lại không xuất hiện. Tuổi thọ giảm dần. Nếu ai phát khởi tâm chí tu hành,
cũng không thể tu tập các môn Giới luật, Thiền định, Trí tuệ, Giải thoát vô
lậu. Không thể tu tập Tứ-niệm-xứ, Bát-chánh-đạo, Tứ-chánh-cần. Không thể tu tập
Tứ-vô-lượng-tâm, không thể tu tập Sáu-ba-la-mật, hoặc là Bố-thí ba-la mật, nhẫn
đến Trí-huệ ba-la-mật, không thể tu tập bằng các phương tiện của Quán Trí để
ngộ nhập Phật Tri Kiến. Không thể chứng đắc Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm,
A-la-hán. Không thể chứng nhập Sơ-thiền nhẫn đến Tứ-thiền. Không thể chứng nhập
Niết-bàn Diệu-tâm. Không thể vào sâu vô lượng Tam-muội, Thần-thông Du-hí của
chư Bồ-Tát, nhẫn đến không thể thâm nhập cảnh giới thù thắng trang nghiêm của
chư Phật, hoặc rải cỏ nơi đạo tràng, đánh rền trống pháp hàng phục ma quân. Vì
lý do như vậy, mà đệ tử chúng con xét nghĩ nên phát khởi Vô-thượng Bồ-đề-tâm.
Khẩn cầu đức Thế-Tôn chỉ dạy giáo pháp nhiệm mầu, mong lợi lạc hết thảy tội khổ
chúng sanh ở thời kỳ cuối cùng của Chánh pháp.” (Trang 10)
Đúng như vậy
sau khi Như Lai nhập diệt gần 1000 năm sau, pháp môn Niệm Phật chớm nở ở Trung
Hoa bằng sự ra đời của Huệ Viễn Đại sư, Sơ Tổ Tịnh độ là một Cao tăng
Trung Quốc đời nhà Tấn (334 -414). Pháp môn này thật sự phát triển mạnh từ
thời Nhị Tổ Thiện Đạo Đại Sư (613) cho đến ngày nay.
3.2Bồ Tát
Long Thọ ra đời, chấn hưng Phật Giáo Đại thừa
Trong kinh Lăng
Già (một trong những kinh Đại thừa được các chư tổ thiền tông dùng dể truyền
tâm ấn), về ngài Long Thọ, đức Phật đã có lời huyền ký với Đại Huệ Bồ Tát rằng:
Đại Huệ ông nên biết
Chứng sơ Hoan hỷ địa
Đời vị lai sẽ có
Sau khi ta nhập niết bàn
Tôn hiệu là Long Thọ
Tỳ kheo danh đức lớn
Duy trì pháp của ta
— nước Nam Thiên Trúc
Trong thế gian hiển ngã
Phá các tông Hữu, Vô tông.
Tuyên dương pháp Đại-thừa.
Trong thế gian hiển ngã.
Được Sơ-hoan-hỷ-địa.
Sanh về cõi Cực-Lạc”.
Như thế, ngài
Long Thọ ứng tích là bậc Sơ Địa Bồ Tát Bi Trí rộng sâu. Theo sử liệu được trình
bày như trên, khởi điểm của Phật Giáo Đại Thừa vào hơn 100 năm sau khi Đức
Thích Ca Mâu Ni nhập diệt. Có thể cho rằng những kinh sách phật giáo đại thừa
đã được kết tập từ thời điểm này, phát triển mạnh về sau và được NgàiLong
Thọ sưu tập, kiến giải nhằm bảo tồn tư tưởng then chốt của Phật giáo mà Đức
Thích Ca Mâu Ni đã để lại vì theo Ngài Long Thọ những tư tưởng này đang gặp
nguy cơ thất lạc qua xu hướng kinh viện triết học của một số trường phái tiểu
thừa thời đó (khoảng 700 phật lịch). Quan điểm về kinh điển đại thừa không phải
có từ thời ngài Long Thọ mà đã tồn tại và phát triển trước đó (từ Đại Kiết Tập
lần 2) cũng được sử gia Kimura
Taiken tán thành khi cho rằng “Long Thọ không
phải là nhà biên tập kinh điển Đại thừa, mà chỉ là nhà chú giải những kinh điển
Đại thừa đã có từ trước để phát động một phong trào nghiên cứu Đại thừa mà
thôi.” (Taiken: 1986:3) Nhiều
nghiên cứu gia về phật học nhận xét rằng Ngài Long Thọ là một trong những người
có công nhất trong việc chấn hưng tư tưởng phật giáo đại thừa. Chính vì thế,“Người
ta xem sự xuất hiện của Long Thọ là lần chuyển pháp luân thứ hai của Phật giáo
(lần thứ nhất do Phật Thích-ca Mâu-ni. Trong tranh tượng, Long Thọ là vị duy
nhất sau Phật Thích-ca được trình bày với chóp trên đỉnh đầu (nhục kế), một dấu
hiệu của một Đại nhân. Long Thọ cũng được xem là Tổ thứ 14 của Thiền tông Ấn
Độ. Truyền thống Mật giáo cũng xếp Ngài vào 84 vị Đại thành tựu.” (Wikipidia).
No comments:
Post a Comment