TỊNH ĐỘ LÀ GÌ? Ở ĐÂU?
Trong
kinh “Phật thuyết A di đà kinh”, đức Thích Ca đã bảo:
"Tùng thị Tây phương quá thập vạn ức Phật độ, hữu thế giới danh
viết Cực Lạc, kỳ độ hữu Phật hiệu A Di Đà, kim hiện tại thuyết pháp".
Nghĩa là:
Kể từ đây… nhắm thẳng hướng Tây phương qua cho khỏi mười vạn ức cõi
nước, có thế giới tên gọi là Cực Lạc, cả bầu trời vô tận ánh quang minh. Phật A
Di Đà cứu vớt mọi hữu tình, với bản nguyện rước về miền trong sạch, trên đài
sen nay còn đang thuyết pháp…
“
…”
Vậy, Tịnh độ là một cõi nước
ở cách xa chúng ta đến mười vạn ức Phật độ. Đây có thể không phải là một con số
“số học”, mà là một “con số tượng trưng”. Có nghĩa là rất xa, nhưng xa mấy cũng
không nằm ngoài Tâm, tức là trong tầm với của tư tưởng con người. Muốn đi đến
cõi nước đó thì chúng ta vẫn đi tới tận nơi, vấn đề là chúng ta có nguyện ước tha
thiết và cường liệt hay là không!
THÂN LOAN XÁC ĐỊNH:
Cõi Đất Trong
Sạch của A Di Đà không phải là một thế giới vật chất.
Bằng
đức tin rực rỡ như ánh sáng vô hạn lượng và vĩnh cửu như sức sống không cùng
tận, chư Phật vì mục đích cứu vớt chúng sanh, đã biểu lộ sự viên mãn cao độ của
Phật-tánh rốt ráo.
Thân
Loan còn xác định rằng:
Cõi Đất Trong Sạch của A Di Đà không phải là
một thế giới vật chất được tìm thấy giữa các thiên hà xa xôi, mà chỉ là một
trạng thái thanh bình hạnh phúc thực sự của Tâm Linh, vượt lên trên tất cả tư
duy và diễn tả của thế gian tầm thường.
Như
vậy, cõi Tịnh độ ấy là một thế giới tâm linh, thế giới viên mãn của Phật tánh
cao độ.
Theo
ý nghĩa Phật giáo thì Tâm Linh không tương phản với thế giới vật chất - mà bao
gồm cả thế giới tinh thần mà “không loại trừ những thứ mà thường được gọi là
vật chất.”
No comments:
Post a Comment