(15)
Qua các
lời dạy chân chánh của Đấng Tòan Giác và của các Luận sư, Tổ sư trong pháp môn
chúng ta, tôi thấy rõ rằng, tất cả đều
minh chứng Cõi Nước Trong Sạch Thanh Tịnh như là Cõi Chân Thật của Cực Lạc (Cực
Lạc Chân Độ).
Những
chúng sanh tràn đầy ảo tưởng và nhơ bẩn
thì không thể nào thấy thế giới này đồng nhất với Bản Chất của Phật
(Phật Tánh), bởi vì tâm thức của họ bị che lấp bởi tham dục. Vì vậy, kinh Đại
Bát Niết Bàn đã ghi:
“Như
Lai khẳng định rằng, ngay cả chư Bồ-tát ở địa vị Thập-trụ cũng chỉ thấy một
phần rất nhỏ Phật-tánh (Thể Tánh của Phật).
Ngược
lại, tôi biết rằng khi đặt chân lên Cõi Miền Thanh Tịnh của Phật, nhất thiết
tôi phải được khai thị về Phật-Tánh, và việc ấy tùy thuộc vào sự cải biến tâm
linh được điều động bởi năng lực Bản Nguyện A Di Đà.
(16)
Kinh
Đại Bát Niết Bàn còn ghi rằng:
“Trong một tương lai về sau, các chúng
sanh sẽ có một thân thể trong sạch, được trang nghiêm rực rỡ bằng vô số công
đức, vì họ đạt được sự thấy biết về Phật Tánh.”
Tại sao
lại có những phần thưởng vi diệu như vậy? Bởi vì, những lời nguyện lớn rộng
như đại dương của Đấng Toàn Giác đã tạo ra những kết quả và những phước báo vi
diệu được hiện hữu nơi cõi nước kia. Do đó, mới gọi cõi nước ấy là “Cõi Cực
Lạc”.
Giữa
những lời thệ nguyện bát ngát thẳm sâu như đại hải, có những hệ quả chân thật
và những hệ quả tạm thời. Ây là lý do tại sao
khi nói về thể tánh của Cõi Phật, người ta phân định thế nào là thể tánh
chân thật, thế nào là thể tánh tạm thời.
Do
vì nguồn căn thực sự của “Bản Nguyện tuyển chọn đặc biệt” đã được minh chứng
bởi Cõi Nước Chân Thật của Phật, và cũng để nêu rõ Đức Phật Chân Thật mà kinh
Vô Lượng Thọ đã phải nói về “Đức Phật của ánh sáng không giới hạn, vô lượng vô
biên” và về “Đức Phật của ánh sáng không bị ngăn ngại”… v…v…
Bản
kinh Đại A Di Đà nói:
“Ở giữa hết thảy chư Phật, thì A Di Đà
là vị chúa tể! Ở giữa tất cả các loại
ánh sáng, A Di Đà là ánh sáng tối thắng, tối tôn, tối diệu…
Ngài
Thiên Thân, tác giả bộ Vãng Sanh Luận đã nói: “Con xin trở về nương tựa nơi
Đấng Toàn Giác mà ánh sáng của Ngài chiếu rọi khắp mười phương, không bao giờ
bị ngăn ngại...”
Về thể
tánh của Cõi Chân Thật, thì bản kinh Vô Lượng Thọ ghi rằng:
“Đó là
Cõi Miền của ánh sáng không thể đo lường được, vượt ra ngoài mọi khái niệm của
chúng sanh…”
Bản
kinh “Vô Lượng Thọ Như Lai Hội” do ngài Bồ-đề Lưu-chi dịch (năm 706), đã chép:
“Cõi Cực Lạc chính là cõi Viên
Giác, cõi Chánh Giác, cõi Toàn Giác, Trí Tuệ Viên Mãn”.
Vãng
Sanh Luận cũng còn nói:
“Rốt
cuộc, cõi Cực Lạc có thể tánh tương tự như vũ trụ không gian: rộng lớn, bao la,
dàn trải vô giới hạn, không có bờ mé… Vì đó là cõi của Tâm, tức Chân Tâm (Tâm
Chân Thật), cõi của Giác Ngộ Tâm Linh mà
bất cứ khái niệm nào của lý trí nhị nguyên cũng không thể vươn tới được.
Vắn tắt,
có thể nói: “Cõi Cực Lạc chính là cõi của
Nam
mô A Di Đà Phật, cảnh giới thọ dụng của Danh Hiệu…”
(16)
Khi tôi trầm tư sâu sắc về Đức Phật và Cõi Nước
Chuyển Hóa, tôi mới thấu triệt rằng, đó là đức Phật được diễn tả qua bản kinh
Quán Vô Lượng Thọ, trong pháp thiền-quán thứ chín về Chân Thân của Phật.
Cõi
Tịnh-độ được quán tưởng theo lời dạy của kinh Quán Vô Lượng Thọ, chính là Cõi
Nước Chuyển Hóa mà thôi. Cõi nước ấy
cũng tương tự như Thế Giới Đãi Nọa (thế
giới uể oải lười biếng) được nhắc đến qua bản kinh “Bồ-tát Xử Thai Chuyển
Thế Kinh” và các văn bản khác: Cõi Nước Chuyển Hóa hoàn toàn tương ứng với Cung
Điện Thai Sen hoặc Lâu Đài Nghi Ngờ thường tọa lạc tại Giải Mạn Quốc được trích
dẫn từ bản kinh Sức Sống Không Cùng Tận (Vô Lượng Thọ kinh).
Thật
ra, trong thế giới dơ bẩn này, đa số chúng sanh dẫu có ý thức xấu ác và bất
tịnh, vẫn có thể khéo léo thoát khỏi những đường lối lầm lẫn của chín mươi lăm
học phái tà kiến, để bước thẳng vào giáo lý đạo Phật, hoặc là giáo lý đầy đủ
hoặc là giáo lý khiếm khuyết đôi ba phần - do những cơ duyên tạm thời hoặc do
những quyết định dứt khoát.
Bởi vì,
gặp được Đạo Phật Chân Chánh quả là khó khăn biết bao: chúng ta cứ phóng tầm
mắt nhìn quanh, có mấy ai hội đủ nhân
duyên hi hữu để vươn tới Đạo Phật Chân Chánh? Trong khi phần đông chúng sanh
đều ngoan ngoãn cúi đầu vâng theo những thứ giáo lý tạp nhạp được diễn dịch sai
lầm (20) và hầu hết mọi người đều lẩn quẩn miệt mài với những công phu chưa
chín tới, những lối thực hành huê dạng, màu mè hình thức như mê đắm công quả,
tom góp phước báo, lăng xăng hành thiện, cúng dường bố thí ...v...v...
Phần
đông chúng sanh đều ôm ấp những mục tiêu tệ hại như vậy, chỉ vì họ say mê dồn
chứa phước báu hữu lậu và tích lũy công hạnh, nên họ muốn đức Thích Ca Mâu Ni một mực cứ thuyết giảng về sự
bòn mót, kiếm chác công đức mà thôi.
Điều
này thật dễ hiểu: khi chưa tu tập, người ta có khuynh hướng tom góp tài sản,
cất giấu tiền bạc càng ngày phải càng nhiều hơn - khi bước vào ngõ tu hành,
người ta vẫn đèo queo cái thói quen cũ bằng cách dồn chứa công đức sao cho ngày
một nhiều hơn. Đó là căn bệnh trầm trọng sẵn có của tất cả chúng sanh.
Đức A
Di Đà, đấng Toàn Giác, biết bệnh của chúng sanh muôn thuở đều như vậy, nên Ngài
quyết tâm chữa lành cho kỳ được, bằng phương thức cải biến tâm linh của chúng
sanh một cách triệt để hoàn toàn. Cải biến như thế nào, để giúp chúng sanh thực
hiện những bước khởi đầu?
Đó là
lý do tại sao Lời Nguyện thứ 19 đã xuất hiện, góp mặt vào cuộc sống chúng ta.
“Lời Nguyện mong ước chúng sanh gieo trồng tất cả các loại công đức”, hoặc là
“Lúc sắp lâm chung, đức Phật sẽ hiện thân trước mặt”. Và còn nữa:”Đức Phật hứa sẽ hiện thân để tiếp
dẫn qua miền Cực Lạc”, hay là :”ước mong sao mọi người sẽ phát khởi Tâm Chuyên
Nhất, Tâm Thành Khẩn…”
Nguyên
văn “Lời Nguyện thứ 19 dược dẫn từ bản kinh Vô Lượng Thọ như sau:
“Khi
tôi thành Phật, chúng sanh trong mười phương phát khởi tâm thái giác ngộ (bồ-đề
tâm), gieo trồng các loại công đức, và dấy khởi lòng thành khẩn mà ước nguyện
sanh về cõi nước tôi, đến lúc lâm chung nếu tôi cùng chư vị thánh chúng chẳng
hiện thân trước người ấy để đón rước, thì tôi thề không chấp nhận địa vị Toàn
Giác”.
Sự
thành tựu lời nguyện này được trích dẫn
từ đoạn kinh văn diễn tả về Ba Cấp Bậc Của Sự Vãng Sanh, hoặc diễn tả các pháp quán tưởng để được vãng
sanh Cực Lạc. Đó là pháp quán tưởng thứ
14, 15, 16 trong bản kinh Quán Vô Lượng
Thọ, đồng thời trình bày Chín Phẩm Vãng Sanh của các vị thượng thiện nhân ở cõi
Tinh-độ qua các phương tiện thiền-quán hoặc phi-thiền-quán…
(17)
Ngược
lại, tổ sư Nguyên Tín, bậc Thầy về Thủ
Lăng Nghiêm (le Maitre du Shuryôgon), trong chương “Những Chứng Cứ Về Hiệu Quả
của sự Niệm Phật” đã triển khai đề tài :
“Lời Nguyện thứ 18 là Lời Nguyện Chọn Lọc Nhất trong các lời nguyện được tuyển
chọn”.
Đối với tất cả các vị thiện hữu đang sử dụng
những công phu tu tập thiền quán và phi thiền quán được xiển dương bởi Quán Vô Lượng Thọ Kinh,
ngài Nguyên Tín nhấn mạnh tha thiết rằng: những kẻ đa mang đủ loại tội chướng
nặng nề, chỉ cần thành khẩn thốt lên: “Nam
mô A Di Đà Phật’’ thì tức khắc, bao nhiêu tội chướng liền bị tiêu diệt hoàn
toàn, và sẽ cảm nhận một nỗi bình an, hạnh phúc bất tuyệt…
Hỡi
những bậc Tăng sỹ cũng như cư sỹ trên thế giới ô nhiễm này, xin quý vị hãy đối
diện với chính mình và tự thẩm tra năng lực của bản thân một cách nghiêm túc.
Chỉ có
vậy thôi!
(18)
Về khía cạnh khác, đức Phật Thích
Ca Mâu Ni đã mở bày Kho Tàng Công Đức của chánh pháp tối thượng - kế tiếp là
phần việc của đức A Di Đà, đấng Toàn Giác: để cải biến tâm linh tất cả chúng sanh
trong mười phương thế giới ác trược này, đức A Di Đà đã công bố một lời hứa hẹn
tương quan đến cứu cánh giải thoát rốt ráo và những nhân tố chân chánh đưa đến
cứu cánh tối hậu ấy. Lời hứa hẹn nêu trên, phát khởi từ lòng đại bi, chính là nhằm
mục đích dẫn dắt hết thảy chúng sanh tới bến bờ trí giác.
Đại Bi Thệ Nguyện thứ 20 còn gọi
là “Lời Nguyện ước mong chúng sanh thường xuyên niệm Phật như là gieo trồng gốc
rễ của mọi công đức vô lậu”. Ngoài ra, còn gọi là: “Lời Nguyện bảo đảm chắc
chắn vãng sanh bởi chuyên nhất tư tưởng mà nghĩ nhớ đến cõi nước tôi...” (hệ
niệm ngã quốc). Và còn gọi là: “đem tâm chí thành, hồi hướng công đức...“
Nguyên văn Lời Nguyện Thứ 20 là:
Khi tôi
thành Phật, tất cả chúng sanh khắp mười phương nghe danh hiệu tôi mà chuyên nhất
tư tưởng hướng về cõi nước tôi, gieo trồng Gốc Rễ của tất cả công đức, và đem
tâm thành khẩn hồi hướng công đức để vãng sanh trong cõi nước tôi - nếu không
có được kết quả như ý mặc dù đã thực
hiện những điều cần thiết, thì tôi thề không chấp nhận địa vị Toàn Giác.”
Bản
kinh Vô Lượng Thọ còn đi xa hơn: “Những kẻ nào còn hoài nghi các tri thức đạo
lý vừa nêu trên, và chẳng tin tưởng chút gì vào các điều ấy, thì tuy vẫn gieo
trồng Gốc Rễ công đức để hy vọng vãng sanh Cực Lạc dù thường đặt lòng tin gắn
liền với những khái niệm công đức và tội lỗi - rốt cuộc những kẻ ấy sẽ tái sanh
trong Cung Điện Thai Sen nơi biên địa cõi Cực Lạc.”
Hiển
nhiên chỉ vì thế, mà tôi biết chắc rằng người ta thực hành một công phu chọn
lọc như Niệm Phật mà lại đem kết hợp
với một tư tưởng tạp loạn (đem tín tâm pha trộn với tự lực), thì sẽ không thể
nào đạt đến Đại Hoan Lạc. Đây là lý do tại sao tổ sư Thiện Đạo nói:
“Kẻ naò không phát khởi tư tưởng tri ân về sự
đoái hoài của Phật đã từng ban phát cho chúng ta biết bao ân đức của sự Vãng
Sanh, mà chỉ một mực chăm chú vào việc chất chứa những hành vi tu tập tự lực,
đồng thời nổi lên những tư tưởng kiêu ngạo, hoặc mưu đồ kiếm chác danh vọng
cùng lợi ích vật chất. Kẻ ấy chắc hẳn bị quay cuồng trong ngục tù bản ngã chật
hẹp u mê, y sẽ không có được một người bạn thiết để đồng hành trên bước đường
tu tập. Y lấy làm thích thú biết bao bởi vô số phương thức tu tập tự lực, y nào
biết rằng chính y đã gây ra chướng ngại cho sự tinh tiến đích thực, nhờ đó mà
người ta được tái sanh Tịnh-độ chỉ bởi năng lực của Phật mà thôi (Tha Lực).
(19)
NIỆM
PHẬT VÀ CÁC THỜI KỲ CHÁNH PHÁP
Tôi tin
tưởng rằng, giáo lý tu tập theo Con Đường Của Các Thánh Nhân là phương tiện
hành trì chỉ dành riêng cho các bậc thượng căn vào thời kỳ đức Thích Ca Mâu Ni
còn hóa đạo tại thế gian, đó là giai
đoạn của Chánh Pháp Chân Thật (Đúng Đắn) - chứ không thể nào ban cho chúng sanh
vào các thời kỳ hánh Pháp Tương Tự hoặc Chánh Pháp Suy Tàn và Chánh Pháp Diệt
Tận.
Thời
gian đầu tiên đã qua rồi, giáo lý tu tập theo Con Đường Của Bậc Thánh Nhân thì
dường như chẳng còn mấy thích ứng với các thời kỳ tiếp theo.
Trái
lại, Niệm Phật tức là Đạo Phật Chân Chánh của Tịnh-độ được thực hành vào thời
đức Thích Ca còn lưu trụ trên thế gian naỳ, giáo pháp lúc ấy là Chánh Pháp Đúng
Đắn, nhưng đặc biệt vẫn còn được thực hành rộng rãi vào các thời đại Chánh Pháp
Tương Tự, Chánh Pháp Suy Tàn hoặc Chánh Pháp Diệt Tận.
Niệm
Phật cũng là sự dìu dắt tràn đầy xót thương mà chư Phật ban cho chúng ta, và là
phương tiện hết sức phù hợp với đại đa số chúng sanh trong thời đại xấu ác sẵn
đủ năm loại nhiễm ô…
Trong
bộ Đại Trí Độ Luận, ngài Long Thọ đã trình bày giáo pháp về “Bốn Lãnh Vực Nương
Tựa” (Tứ Y Pháp) như sau:
“Vào
lúc sắp sửa bước vào Đại Niết Bàn, đức Phật dặn dò chư vị tỳ-kheo rằng: kể từ
nay, các con phải:
Thứ
nhất, nương tựa vào Chánh Pháp mà chớ nương tựa vào người thuyết giảng.
Thứ
hai, các con hãy nương tựa vào ý nghĩa giáo pháp mà chớ căn cứ vào ngôn ngữ,
văn tự.
Thứ ba,
các con hãy nương tựa vào Trí Tuệ Chân Thật chứ đừng căn cứ vào cảm nhận của 6
thức.
Thứ tư,
các con hãy nương tựa vào những bản kinh có ý nghiã rõ ràng chứ đừng nên căn cứ
vào những bản kinh mang ý nghĩa khúc mắc, bí mật và mù mờ.
Vì vậy
cho nên, vào thời đại chánh pháp suy tàn như hiện nay, quý vị tăng sỹ cũng như cư
sỹ đều phải thực hành Giáo Pháp được nhắc nhở trong “Bốn Lãnh Vực Nương Tựa”
(Tứ Y Pháp).
Thân
Loan tôi căn cứ vào những mục tiêu đúng đắn và xác thực của chư Tổ sư cũng như
các bộ luận giái của các thánh hiền thuở xưa, tôi sẽ chứng minh rằng:
Thánh Đạo,
hay Con Đường Tu Tập Của Các Bậc Thông Tuệ, chỉ là giáo lý nhất thời ở vào giai
đoạn khởi đầu của đạo Phật - còn Con Đường Trở Về Tịnh-Độ bằng thực hành Niệm
Phật, lại là giáo lý quyết định dứt điểm, phù hợp với tất cả các giai đoạn phát
triển của đạo Phật, dù ở bất cứ không gian nào, địa phương nào. Tôi cũng quan
tâm đến việc phản ứng nghiêm túc đối với những sự diễn dịch sai lầm và cũng
muốn chống lại những giáo lý ngọai lai, hỗn tạp trong đạo Phật.
Để có
thể phân biệt những thời kỳ khác nhau sau khi Phật Thích Ca niết-bàn, tôi sẽ
xác định ranh giới của các thời đại ấy, đâu là thời kỳ Chánh Pháp Đúng Đắn, đâu
là thời kỳ Chánh Pháp Tương Tự, đâu là
thời kỳ Chánh Pháp Suy Tàn., Ngài Đạo Xước nói: Để trình bày thời đại nào kinh
điển tồn tại trên thế gian, và thơì đại nào kinh điển bị hủy diệt, tôi phải nói
rằng: sau khi đức Thích Ca diệt độ, chánh pháp đúng đắn được duy trì trong
khỏang 500 năm.
Thời kỳ
chánh pháp tương tự kéo dài khoảng một ngàn năm tiếp theo đó. Giai đoạn suy tàn
của chánh pháp (mạt pháp) kéo dài khoảng mười ngàn năm. Rồi thì số lượng chúng
sanh tu tập theo Phật-pháp sẽ càng ngày càng giảm bớt và tất cả các loại kinh
điển đều bị biến mất hoàn toàn. Khi ấy, đấng Thế Tôn Tòan Giác mới xót thương
hết thảy chúng sanh bị thiêu đốt bởi khổ não ưu phiền, Ngài sử dụng tuệ nhãn để
chọn một bản kinh có khả năng cứu độ tất cả, đó là kinh Vô Lượng Thọ, và Ngài
quyết định cho phép bản kinh này lưu trụ trên thế gian khoảng hơn một trăm năm.
Ngài
tiếp lời:
Trong
bản kinh Vô Lượng Thọ Như Lai Hội, đức
Phật dạy rằng: ”Vào thời mạt pháp, mặc dầu có ức ức chúng sanh tu tập theo
chánh pháp của Ta, nhưng chẳng có một
người nào chứng ngộ rốt ráo cả”. Quả thật, chúng ta đang ở vào thời kỳ mạt pháp:
đó là thời đại mà cuộc sống bị nhiễm ô bởi năm thứ dơ bẩn (ngũ trược ác thế).
Chúng ta không đủ khả năng dù nhỏ bé để có thể tu tập theo bất cứ giáo pháp
chân chánh nào của đạo Phật, duy chỉ có Niệm Phật là công phu tu tập dễ dàng mà
chúng ta có thể thực hiện nổi…“
(20)
Nhờ
nương tựa vào kinh điển mà chúng ta có được sự phân biệt thế nào là giáo pháp
tạm thời và thế nào là giáo pháp bất biến, xác định - tôi quyết tâm chống lại
những thứ giáo lý ngoại lai, hỗn tạp đang hiện hữu trong đạo Phật, và tôi cũng
cương quyết phản ứng mạnh mẽ đối với những diễn dịch sai lầm vẫn còn tồn tại rải
rác quanh đây.
Về đề
tài này, kinh Đại Bát Niết Bàn nói:
“Bất cứ người nào đã quy y Phật, thì
hoàn toàn không đặt niềm tin vào bất cứ năng lực thần quyền khác… “
Kinh
Đại Tập đưa vấn đề này ra trước các đức Như Lai và được dạy như sau:
”Là đệ
tử của Như Lai, nhà ngươi đã học hỏi những giáo lý được kiết tập và muốn thực
hiện trong
đời sống… Nhà ngươi chỉ nên quy y
Phật, quy y Pháp, quy y Thánh Hiền Tăng. Đồng thời không quy y ngoại đạo, tà
giáo. Không sùng bái các loại chư Thiên. Không hiến mình thờ cúng các loại Ma,
Quỷ, Thánh Thần. Không nên mê say bói tóan kiết hung, dâng sao giải hạn, tử vi,
phong thủy, xem ngày giờ tốt xấu…
(Nói
chung, người niệm Phật thì không giải quyết vấn đề tâm linh bằng bất cứ một
phương thức thế gian nào, ngoài việc duy trì công phu sáu chữ: Nam .
Mô. A. Di. Đà. Phật) ./.
(21) LỜI CUỐI CÙNG
Hạnh
phúc thay!
Con đã
gieo cấy tâm hồn con trên khoảnh đất mơn mởn tươi xanh của Bản Nguyện A Di Đà,
và con đã khơi dòng tư tưởng cuồn cuộn chảy vào đại dương của Chánh Pháp siêu
việt tư duy và mô tả.
Con
nhận biết từ đáy sâu thăm thẳm lòng xót thương bất tận của đấng Toàn Giác và
con vô cùng thích thú đón nhận những ân đức vĩ đại đến từ những giáo huấn của
chư Sư, chư Tổ. Niềm vui trào dâng đến mức độ tột cùng, và trong lòng con, một
mối rung cảm chân thành của sự tri ân đang lớn dần lên.
Chính
vì những nguyên do kia, mà con đã thực hiện công cuộc trình bày Đạo Phật Chân
Chánh và tập hợp các phần cốt tủy của những giáo lý liên quan đến Niệm Phật
Tịnh-Độ.
Bởi
vì con đã thâm nhập tận cùng những tầng sâu hun hút của ân đức Niệm Phật, nên
con không hề quan tâm đến những mũi dùi phê phán hoặc thái độ chế riễu của
người đời. Mặt khác, nếu có một người nào gặp cơ hội tiếp xúc với những bản văn
này, mà chấp nhận với niềm tin cậy, hoặc còn nghi ngờ chút ít, hoặc miễn cưỡng lắng nghe, thì nhờ những nhân
duyên hi hữu này, một ngaỳ kia tâm hồn y sẽ đơm hoa nẩy nụ khiến cho Lòng Tin
Thanh Tịnh sẽ bừng sáng ở trong y do năng lực Bản Nguyện A Di Đà - và rồi, quả
đức Vi Diệu sẽ hiển hiện ngay nơi tự thân người ấy trong Cõi Miền Cực Lạc.
Ngài Đạo
Xước viết trong “An Lạc Tập, phần I” như
thế này: “Con xin tập hợp nơi đây những
lời dạy chân thật của Phật và Thầy, Tổ - chỉ mong giúp đỡ mọi người đạt được ý
nguyện vãng sanh Cực Lạc”
Ước
vọng của con, cũng như chí hướng của các bậc tiền nhân, là trở thành người dẫn
dắt những kẻ hậu sanh, và dĩ nhiên người thời nay cũng có thể rút tỉa được một
vài lợi ích khi tiếp nhận những lời chỉ bày của những người đi trước. Mong sao,
thời đại nào cũng có sự tiếp nối liên tục cho đến mãi mãi về sau. Và nhờ sự
tiếp nối vô tận này, mà đại dương khổ não của Sanh Tử sẽ phải cạn khô.
Chúng
ta đang ở vào thời kỳ suy tàn của chánh pháp (mạt pháp), mong sao các bậc Tăng
sỹ cũng như cư sỹ, hãy đem cả lòng tin mà trân trọng và ngưỡng mộ giáo lý Niệm
Phật này. Để rồi, quyết liệt chối bỏ mọi thứ ô nhiễm của thế gian và xác nhận
danh hiệu Nam
mô A Di Đà Phật mới là máu thịt và hơi thở của chính mình.
Để
kết thúc, xin trích dẫn một đoạn thơ từ bản kinh Hoa Nghiêm (le Soutra de l’Ornementation
Fleurie) :
Kẻ kia rất mực chúng sanh
Thấy vị bồ-tát tu hành siêng năng
Dấy lên tâm niệm oán hờn
Hoặc là thù nghịch như từng nợ nhau
Người này rất mực thanh cao
Phát sanh tâm niệm yêu thương tràn trề
Trước sau Ngài vẫn từ bi
Chẳng hề phân biệt kẻ kia người này
Dang tay
bảo bọc cuộc đời
Như mưa
rưới xuống cỏ cây chan hòa
Thân Loan
No comments:
Post a Comment